Đánh giá nồng độ hoạt độ phóng xạ beta tổng trong một số loại mẫu nước sử dụng thiết bị Hidex 300SL: Luận văn ThS. Khoa học vật chất: 604401

Authors: Nguyễn, Đình Khải

Luận văn này trình bày nghiên cứu các phương pháp đánh giá nồng độ hoạt độ phóng xạ beta tổng trong các mẫu nước sử dụng thiết bị Hidex300SL. Mở đầu luận văn trình bày tổng quan về nguồn gốc của các nguồn phóng xạ tự nhiên, nhân tạo và giới thiệu về các loại detector ghi đo bức xạ. Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của ghi đo beta/ anpha tổng sử dụng hệ đo nhấp nháy lỏng. Tiếp theo trình bày phương pháp đo beta tổng của các mẫu nước sử dụng thiết bị Hidex 300SL. Ở phần này tìm hiểu về cấu tạo của thiết bị Hidex 300SL, cách xử lý mẫu phân tích và cách vận hành thiết bị đo. Thiết bị Hidex 300SL sử dụng ba phương pháp để tính hiệu suất ghi đó là phương pháp tỷ lệ trùng phùng gấp ba-gấp đôi, phương pháp chuẩn nội và phương pháp chuẩn ngoại. Đối với phương pháp tỷ lệ trùng phùng gấp ba-gấp đôi(TDCR): Phương pháp tỷ số trùng phùng ba trên trùng phùng đôi (Triple Double Coincidence Ratio) là phương pháp đo cơ bản cho phép chuẩn hóa phóng xạ bằng đếm nhấp nháy lỏng. Phương pháp này cho phép tính hiệu suất ghi từ tỷ số thực nghiệm của tỷ số đếm trùng phùng ba trên trùng phùng đôi. Lý thuyết cơ bản dựa trên luật phân bố thống kê của một photon phát ra bởi quá trình nhấp nháy, phân bố poisson. Hiệu suất ghi với 1-PMT: R1 =1- e_^((-ϑm)/3) Hiệu suất ghi với 2-PMT trùng phùng: R2=(1- e_^((-ϑm)/3))2 Hiệu suất ghi với 3-PMT trùng phùng: RT =(1- e_^((-ϑm)/3))3 Hiệu suất ghi với tổng logic của trùng phùng gấp đôi: RD = 3(1- e_^((-ϑm)/3))2 - 2(1- e_^((-ϑm)/3))3 Tỷ số trùng phùng gấp ba lần-gấp đôi là: TDCR=ε_T/ε_D =(∫_0^(E_max)▒〖〖S(E)(1- e_^((-ϑm)/3))〗^3 dE 〗)/(∫_0^(E_max)▒〖〖S(E)(3(1- e_^((-ϑm)/3))〗^2-〖2(1- e_^((-ϑm)/3))〗^3)dE〗) Với m=α∫_0^E▒dE/(1+kB dE/dx) Trong đó m(E) là số photon trung bình của năng lượng E, α là một tham số tự do mô tả hiệu quả của cocktail, kB là một thông số bán thực nghiệm và dE/dx là sự chuyển đổi năng lượng tuyến tính. Đối với phương pháp chuẩn nội: Trong phương pháp này, trước tiên dung dịch mẫu được đếm riêng và sau đó đếm lại sau khi thêm chuẩn. Từ kết quả đếm dung dịch chuẩn và mẫu ở cùng một thời điểm và cùng điều kiện quenching, hiệu suất ghi đối với mẫu cần đo được bằng hiệu suất ghi của chuẩn. Hiệu suất ghi của chuẩn nội được tính theo công thức sau: ε_is=(n_is-n_s)/A_i Trong đó: ε_is là hiệu suất ghi của mẫu chuẩn nội n¬¬is là tốc độ đếm của mẫu và mẫu chuẩn nội được trộn lẫn vào nhau. ns là tốc độ đếm của mẫu khi chưa trộn lẫn với mẫu chuẩn nội. Ai là hoạt độ của mẫu chuẩn nội [Bq] [9]. Đối với phương pháp chuẩn ngoại: Trong phương pháp này để tính hoạt độ của mẫu thì dựa vào hiệu suất ghi của mẫu chuẩn ngoại. Hiệu suất ghi của nguồn chuẩn ngoại được tính theo công thức sau: ε_β=(n_s-n_b)/A_s (2.5) Trong đó: As là hoạt độ hiện tại của nguồn chuẩn đơn vị [Bq] ns là tốc độ đếm của nguồn chuẩn nb là tốc độ đếm của phông ε_β là hiệu suất ghi của mẫu chuẩn ngoại [9]. Phần cuối cùng của luận văn trình bày về kết quả của các mẫu nước đo được. Từ đó xử lý các số liệu, đánh giá kết quả đo được với ngưỡng phát hiện của thiết bị. So sánh các quy chuẩn Việt Nam với kết quả đo được của các mẫu và thảo luận về kết quả thu được...

Đánh giá nồng độ hoạt độ phóng xạ beta tổng trong một số loại mẫu nước sử dụng thiết bị Hidex 300SL: Luận văn ThS. Khoa học vật chất: 604401
Authors: Nguyễn, Đình Khải
Keywords: Vật lí nguyên tử;Chất phóng xạ
Issue Date: 2017
Publisher: H.: Trường Đại học khoa họcTự nhiên
Description: 
43 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/60141
Appears in Collections:HUS - Master Theses

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này