Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2018
Hình ảnh
Đa dạng cây thuốc thuộc ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa tỉnh Sơn La Nghiên cứu tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, tỉnh Sơn La. Trên các đợt khảo sát thực địa năm 2013-2014 chúng tôi đã xác định được cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) gồm 124 họ, 375 chi với 503 loài. 47 loài ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam (2007). Đa dạng các taxon chữa 32 bệnh hoặc nhóm bệnh được đánh giá về số lượng. Dữ liệu trong bài báo đã khẳng định hệ thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa có tính đa dạng cao. Tiềm năng cây có ích, đặc biệt là cây thuốc của vùng là rất lớn... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/61563
Hình ảnh
Đánh giá tính đa dạng thảm thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé Bài báo này trình bày kết quả điều tra thảm thực vật ở KBTTN Mường Nhé, các quần xã thực vật được mô tả trong 5 kiểu: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (chỉ gồm các phân kiểu thứ sinh nhân tác), Rừng thứ sinh nửa rụng lá hơi khô nhiệt đới; Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới (gồm cả các phân kiểu thứ sinh nhân tác); Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới hỗn giao cây lá kim và Rừng rụng lá hơi khô á nhiệt đới (chỉ gồm phân kiểu thứsinh nhân tác) và các quần xã cây trồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay rừng kín chỉ có ở vành đai á nhiệt đới. Hai trạng rừng rụng lá và nửa rụng lá vào mùa đông đem lại sắc thái riêng cho Mường Nhé và Tây Bắc. Nếu được bảo vệ để tái sinh, phục hồitự nhiên thì các kiểu rừng kín sẽ có nhiều hy vọng phục hồi và thảm thực vật của Mường Nhé sẽ đạt được trạng thái ổn định nhất, góp phần không nhỏ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học... Chi tiết bài viết mời các