"Thể loại chân dung văn học trong sáng tác của M.Gorky và K.Paustovsky: những đặc điểm loại hình"

Authors: Nguyễn, Hoài Thu

Gần đây trên sách báo, ta hay thấy nói đến chân dung văn học, coi như một thể tài. Không rõ những căn cứ gợi ý là từ đâu − từ một vài quyển sách dịch của nhà xuất bản Tác Phẩm Mới gần đây (Các nhà văn Xô-viết, 1982; Chân dung văn học, 1983; Một mình với mùa thu, 1984) và của nhà xuất bản Văn Học từ vài chục năm trước (Bông hồng vàng; Gorki bàn về văn học, v.v…) hay từ những nguồn nào khác nữa?
 
Có một sự thực là ít lâu nay, cái từ chân dung gần như đang thành mốt. Trong ngôn ngữ phê bình đã đành (ở đây, xin thú thật, người viết những dòng này cũng có góp một phần vào sự lạm phát từ chân dung), lại còn cả trong ngôn ngữ thơ. Từ cửa mở đến bộc phá viên - Khoảng cách ấy là chân dung tự họa không dễ mà hiểu được cách nói lạ này. Chẳng hiểu sao các từ "tác giả", "tiểu sử"… lại đang bị thay bằng "gương mặt", "vẻ mặt" và sau đó, "chân dung"? Song le, có thể cho mọi chuyện này là bình thường nếu chấp nhận cái lẽ thường của việc đổi kiểu cổ áo lá sen hồi nào thành… không biết là những kiểu gì, hôm nay.
 
Nhưng nếu các từ mốt, giống như các bộ cánh mốt, có thể được nhìn nhận một cách không cần quá nghiêm khắc, thì thái độ nghiêm chỉnh lại là cần khi nói đến những ranh giới phân biệt một thể tài văn học.
 
Cần phân giới thế nào để không quá dễ dãi trong cách hiểu thể tài chân dung văn học?
Chân dung − có lẽ là mượn hoặc nhờ gợi ý bởi hội họa, bởi nhiếp ảnh. Nó cốt cho thấy cái mặt người. Nhưng không phải cú bấm máy nào cũng đem lại một "chân dung" tốt, cho nên cần đến sự tư duy, nhận xét, quan sát của người bấm máy về chất người, kiểu người mình chụp, để chọn thời điểm và tư thế tốt nhất, để so đọ với đối tượng thật, để định giá sản phẩm do kỹ thuật tạo ra. Cho nên ý niệm "chân dung" ngoại hình lại cần tương ứng với "chân dung" bên trong, chân dung tinh thần − cái phần mà trách nhiệm là thuộc hẳn về người sáng tác (dẫu là người chụp ảnh) chứ không thuộc kỹ thuật… Phải chăng là trên lẽ này đã nảy ra khả năng làm "chân dung văn học" − lấy ngôn từ để vẽ một con người, và đây thường lại là một nhà văn?

Title: 

Thể loại chân dung văn học trong sáng tác của M.Gorky và K.Paustovsky: những đặc điểm loại hình
Authors: Nguyễn, Hoài Thu
Keywords: Gorky, M
Paustovsky
K
Văn học Nga
Lịch sử và phê bình
Issue Date: 2016
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Citation: 92 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19961
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này