"Một số quy định của pháp luật phong kiến Việt Nam trong việc giải quyết các khiếu kiện của người dân"

Authors: Vũ, Thị Phụng

Pháp luật phong kiến là kiểu pháp luật thứ hai trong lịch sử, ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước phong kiến. Kiểu pháp luật Phong kiến thay thế cho kiểu pháp luật chủ nô, chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ hơn pháp luật chủ nô.

Xét về bản chất của pháp luật phong kiến nó do chính các điều kiện kinh tế xã hội phong kiến quy định hay nói cách khác nó do quan hệ sản xuất phong kiến quy định. Vì vậy, về mặt bản chất giai cấp, pháp luật phong kiến thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ, phong kiến, là phương tiện để bảo vệ trật tự xã hội phong kiến, trước hết là quan hệ sản xuất phong kiến. Nó ghi nhận sự bất bình đẳng giữa các đẳng cấp khác nhau trong xã hội, sự lệ thuộc của nông dân vào giai cấp địa chủ, bảo vệ sự áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nông dân.
Về phương diện xã hội pháp luật phong kiến có vai trò xã hội nhất định. Nó là phương tiện để nhà nước phong kiến thực hiện những công việc chung của xã hội, ghi nhận và phát triển các quan hệ xã hội của hình thái kinh tế xã hội phong kiến cao hơn, tiến bộ hơn so với hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ. Đồng thời pháp luật phong kiến là phương tiện để nhà nước phong kiến thực hiện những công việc chung, những chức năng xã hội. Trong những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể pháp luật phong kiến không chỉ thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ phong kiến mà còn phản ánh ý chí chung của toàn xã hội...
 
Title: 

Một số quy định của pháp luật phong kiến Việt Nam trong việc giải quyết các khiếu kiện của người dân
Authors: Vũ, Thị Phụng
Keywords: Pháp luật
Khiếu kiện
Pháp luật phong kiến
Việt Nam
Issue Date: 1999
Publisher: Đại học quốc gia Hà Nội
Description: tr. 107-111
Hội nghị khoa học nữ lần thứ 4, Hà Nội, 1999
Hội nghị khoa học nữ lần thứ 4, Hà Nội, 1999
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25437
Appears in Collections:Kỷ yếu Hội nghị - Hội thảo (LIC)
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này